(Dân Việt) Ông sinh năm Dần nhưng được cha mẹ đặt tên là Báo với kỳ vọng sẽ nhanh nhẹn, khéo léo và mạnh mẽ như loài chúa sơn lâm này. Chẳng biết có phải tên vận vào người hay không mà năng lượng tỏa ra từ Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ThaiBinh Seed luôn không suy giảm dù năm nay ông cũng đã hơn 65.

Điều đọng lại sau chuyện đời, chuyện nghề của ông chính là chữ Tâm tròn trịa ông dành cho cây lúa, cho nông dân, cho nền nông nghiệp nước nhà. Ấn tượng nhất trong căn phòng làm việc của ông, có lẽ đó chính là bức ảnh Trần Mạnh Báo - một CEO hàng đầu của ngành giống Việt Nam đang đội nón mê lội ruộng. Trong vô vàn những bức ảnh ông chụp, chúng tôi thấy đây là bức ảnh có thần thái, có chất Trần Mạnh Báo nhất. 

Gã “phù thủy” trêncánh đồng nông nghiệp

- Bước ảnh  chụp cảnh ông đang lội ruộng thăm lúa, rất thật, không hề thấy Trần Mạnh Báo “diễn” chút nào. Đây là thói quen mà dù bận rộn thế nào ông cũng không từ bỏ, vẫn đã thực hiện đều đặn hàng chục năm nay, đó là xuống đồng vào mỗi buổi sáng sớm. Đó là đam mê, là thói quen hay là sở thích của ông?

Cách đây đôi ba chục năm thì đó đúng là công việc của tôi, nhưng giờ điều đó không đơn thuần là công việc nữa mà là nhu cầu trong cuộc sống, giống như việc cơm ăn, nước uống hay chơi thể thao hàng ngày vậy. Chỉ cần có chút thời gian rảnh là tôi sẽ xuống đồng xem cây lúa phát triển ra sao, xem bà con làm ăn như thế nào. Đi đây đi đó nhiều cũng có những cái thú vị riêng, nhưng được lội ruộng thăm lúa tôi thấy sướng hơn cả. Nó như về với bản ngã của chính mình. Không lội ruộng, không đánh cầu lông hàng ngày là tôi thấy rất khó chịu, ngứa ngáy trong người lắm.

Thậm chí nhờ những lần xuống đồng mà tôi đã phát hiện ra nhiều điểm bất thường, là cơ sở cho việc lai tạo, chọn lọc các giống lúa sau này.

 chu tam lap lanh sau chuyen doi, chuyen nghe cua ceo tran manh bao hinh anh 1

 Ông Trần Mạnh Báo (đầu tiên từ phải sang) luôn gần gũi với bà con nông dân.  ảnh tư liệu 

- Thật sự rất khó “giải mã” Trần Mạnh Báo, bởi như ông nói thì hầu hết các nguồn giống ông sáng tạo nên ngoài cái duyên thì đều bắt nguồn từ óc quan sát tinh tế và nhạy bén khác người. Việc này với ông có rất nhiều giai thoại, trong đó có câu chuyện ông đã phát triển thành các bộ giống chất lượng, năng suất cao chỉ từ 3 hạt lạc của Hàn Quốc và 11 hạt gạo. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Có một lần đi công tác tại Hàn Quốc, một người bạn ở đây cho tôi 3 hạt lạc (chứ không phải là củ lạc- PV). Mang về nước, tôi giao cho Phòng Nghiên cứu phát triển của Tập đoàn mang xuống xã Vũ Chính (TP. Thái Bình) ươm được 3 khóm lạc. Từ 3 khóm đấy, chúng tôi đã nhân ra và chọn tạo ra được một giống lạc rất tốt, có những ưu điểm vượt trội so với giống lạc trên đồng đất Việt Nam: năng suất có thể đạt tới 40-45 tạ/ha (vụ Xuân). Giống này chống chọi rất tốt với bệnh gỉ sắt, bệnh đốm nâu và héo xanh vi khuẩn so với một số giống thông thường. Giống lạc này sau đó được công nhận, cấp bằng bảo hộ và đưa vào bộ giống cây trồng quốc gia, đó là giống lạc TB25…

Một lần khác, có tác giả nước ngoài đã cho tôi một nhúm gạo đã bóc vỏ trấu nhưng chưa bóc cám. Nhìn phôi còn tươi, tôi đếm được 11 hạt tất cả. Tôi gói 11 hạt này cẩn thận rồi đưa về Phòng thí nghiệm của Tập đoàn nghiên cứu, rồi gieo 11 hạt gạo đó. Khi có được 11 dảnh mạ tôi lại cho anh em kỳ công đi tìm địa điểm để cấy. Tìm được địa điểm ưng ý, chúng tôi be bờ ở giữa ruộng, cấy 11 dảnh mạ xuống đó và hồi hộp chờ đợi…

Kết quả 11 khóm lúa đó đã trở thành vật liệu rất quý, thành bố mẹ của nhiều cặp lai cho nhiều giống lúa thuần của công ty, trong đó có TBR 225. Đây cũng là một giống lúa có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống lúa thuần khác.

“Không làm thì thôi, làm là phải trung thực”

- Ngoài những câu chuyện về thành công trong công việc, ông còn nổi tiếng là người sòng phẳng và tôn trọng cấp 

“Tôi làm giống từ cái Tâm, vì yêu cây lúa quá nên không phút giây nào tôi chán chường và mệt mỏi. Sau này nếu không làm quản lý nữa tôi sẽ vẫn nghiên cứu và dành nhiều thời gian hơn đi các địa phương, tìm tòi các giống mới”.
Ông Trần Mạnh Báo

dưới. Câu chuyện về thuộc cấp là kỹ sư Đặng Tiểu Bình là một ví dụ. Vị kỹ sư này hoàn toàn không biết chuyện ông đã chọn lọc được giống lúa mới dựa trên bông lúa của ông ta, và mặc dù ông hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền cho mình nhưng ông vẫn ký hợp đồng mua lại. Chắc hẳn ông có lý do khi làm việc này?

Đặng Tiểu Bình là bạn học cùng khóa của tôi ở ĐH Nông nghiệp. Vụ Xuân năm 1996, giống lúa 13/2 có nguồn gốc từ nước ngoài được gieo cấy lần đầu tại huyện Vũ Thư (Thái Bình), nhưng mạ chết gần hết. Khi đó, ông bạn tôi mới chọn những cây còn sống đem về trồng vào chậu trên mái nhà thì bất ngờ cây phát triển tốt. Thấy thế, ông Đặng Tiểu Bình bèn thuê ruộng đưa mạ xuống trồng. Lúa lên xanh tốt, bông to, nhiều bông, đẻ nhánh khỏe và có tên là BC-15.

Năm 2004, tôi đem giống lúa này về chọn lọc thành 54 dạng khác nhau, khi ấy tôi hoàn toàn có thể mang đi đăng ký bản quyền giống quốc gia vì ông Bình không hề hay biết chuyện này. Nhưng tôi vẫn gọi ông Bình đến và đề nghị mua lại bản quyền của giống lúa này với giá 70 triệu đồng.

Mọi người hay nhắc lại chuyện này nhưng riêng bản thân tôi thấy rất bình thường, đó là sự tôn trọng tối thiểu dành cho những đồng nghiệp của mình.

- 44 năm trong nghề mang lại cho ông muôn vàn các giải thưởng, muôn vàn những niềm vui. Thế còn nỗi buồn thì sao, đã khi nào Trần Mạnh Báo thấy nghề này khiến mình chán chường, mệt mỏi không?

Nếu không có thất bại thì không có thành công, và không ai vui với thất bại cả. Nhưng với riêng tôi, thất bại tôi cũng chấp nhận và xem đó là cơ hội của mình. Năm 2001, tôi vừa lên làm Giám đốc Công ty được 6 tháng thì đưa công nghệ sản xuất lúa lai F1 vào Việt Nam. Thành công 50%, còn 50% thất bại. Dư luận khi ấy làm ầm ĩ lên, một tờ báo lớn còn có bài viết “Còn đâu chữ Tín”, rồi đơn kiện chúng tôi lên đến Tỉnh ủy.

Dù biết rõ do bà con không thực hiện đúng quy trình nên gây thiệt hại lớn, tôi vẫn rất buồn. Nhưng tôi nhanh chóng chấp nhận nỗi buồn đó và hiểu rằng không bao giờ có con đường trải thảm đỏ hoa hồng để từ bé đến lớn mình chỉ bước chân đi, dứt khoát phải có thất bại, phải chấp nhận rủi ro.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam