Ngày 25/8, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp UBND tỉnh Thái Bình và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đồng tổ chức trực tuyến Hội nghị tổng kết và trao giải chung kết Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính”.
 
a1-1629880328832.jpg

Dự án AVERP: là dự án xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các công nghệ, công cụ và phương pháp tiên tiến với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác và sản xuất lúa gạo, góp phần nâng cao sinh kế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
48825456967_b7c4950895_c.jpg

Dự án được thực hiện:  trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2016 đến 2021, chia làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn I gồm hai vụ thử nghiệm (vụ mùa năm 2017, vụ xuân năm 2018), giai đoạn II gồm 4 vụ liên tiếp (bắt đầu vào vụ xuân năm 2019 kết thúc vào vụ mùa năm 2020). Kết thúc 4 vụ mở rộng ở giai đoạn II đã có 47.762 lượt nông hộ từ 85 HTX đã tham gia ứng dụng 4 gói công nghệ sản xuất lúa bền vững của 4 đơn vị dự thi với tổng diện tích 4.937ha, được dự án kiểm chứng và cho phép triển khai trên quy mô lớn.
 
48825303096_fe5cfa42d0_c.jpg

Cách thức triển khai Dự án:  hoàn toàn mới, theo “cơ chế kéo”. Đó là không hỗ trợ kinh phí trước cho tổ chức, cá nhân mà tiến hành lựa chọn, thẩm định các giải pháp, công nghệ sáng tạo xuất sắc, đáp ứng tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao sinh kế  cho người dân trồng lúa để trao giải thưởng. Trong 5 năm triển khai tại Thái Bình, đã thu hút nhiều doanh nghiệp uy tín trên địa bàn cả nước tham gia như Công ty cổ phần phân bón Bình Điền; Tập đoàn ThaiBinh Seed; Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ rau, hoa, quả… với tổng giải thưởng được trao trị giá hơn 3 triệu USD.
 
48825477507_5e04f1bb45_c.jpg

Hiệu quả của dự án: Đã khuyến khích các nông hộ nhỏ ở thái bình áp dụng canh tác lúa thông minh.Chứng minh cho các nông hộ những lợi ích của việc thay đổi phương thức canh tác và sử dụng hiệu quả vật tư đầu vào mà vẫn tăng năng suất và lợi nhuận. Dự án còn mang lại những tác động lâu dài giúp việt nam giảm phát thải khí nhà kính. Dự án ngoài lợi ích kép về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và tăng liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo, thì các kết quả được kiểm định của Dự án cũng đóng góp vào các đề xuất cơ chế chính sách, lồng ghép vai trò của doanh nghiệp vào thực hiện và nhân rộng chuyển giao công nghệ sản xuất lúa bền vững cho đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung.
 
48825482962_4e41352c13_c-(1).jpg

Khó khăn gặp phải khi thực hiện dự án:
Lần đầu tiên áp dụng chưa rõ hiệu quả như thế nào nên khó khăn trong việc thuyết phục người dân mở rộng vùng sản xuất. Một ví dụ như cách thức bón phân 1 lần/vụ theo quy trình của dự án giúp giảm lượng phân bón hơn so với trước đây (3 lần/vụ), nhưng nông dân ban đầu lại rất lo lắng sợ lúa không đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, năng suất sẽ thấp.
Quy trình mới yêu cầu xiết nước 3 lần/vụ, trong khi tập quán canh tác trước đây của nông dân là không xiết nước (có một số vùng khô tự nhiên, nhiều vùng để nước ngập trong cả vụ). Do đó, khi áp dụng quy trình mới rất khó đôn đốc nông dân xiết nước.
Hệ thống thủy lợi tại các HTX còn chưa hợp lý giữa hệ thống tưới và tiêu nước, mặt ruộng không bằng phẳng làm quá trình xiết nước không phủ hết diện tích. Các vùng sản xuất theo quy trình của dự án còn xen kẽ với các vùng không thực hiện dự án, nên việc xiết nước gặp nhiều khó khăn…
 
Kết quả vòng chung kết dự án:
Tại Hội nghị tổng kết, Ban điều hành Dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” đã quyết định trao giải chung kết cho 3 đơn vị.

 
a2-1629880356536.jpg

Trong đó, Giải nhất thuộc về Tập đoàn ThaiBinh Seed với giải thưởng trị giá 750 nghìn USD; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ An Đình đoạt Giải nhì với phần thưởng 400 nghìn USD; Công ty cổ phần Giống cây lương thực và thực phẩm đoạt Giải ba, nhận số tiền thưởng 200 nghìn USD.
 
IMG_4174-(1).JPG