Vụ ĐX 2015-2016, Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước (Bình Định) phối hợp với HTXNN Phước Quang tổ chức mô hình trình diễn SX giống lúa thuần TBR 225 tại thôn Định Thiện Đông với diện tích 45 ha, 274 hộ tham gia
Nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định tham quan cánh đồng SX giống lúa TBR 225 tại xã Phước Quang...
Nhằm tìm những giống mới có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, phù hợp để đưa vào thay thế các giống lúa thuần đang SX đại trà tại địa phương đã bị thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, cho năng suất kém; vụ ĐX 2015-2016, Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước (Bình Định) phối hợp với HTXNN Phước Quang tổ chức mô hình trình diễn SX giống lúa thuần TBR 225 tại thôn Định Thiện Đông với diện tích 45 ha, 274 hộ tham gia.
TBR 225 là giống lúa thuần thuộc bản quyền của Cty CP Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình, được Bộ NN-PTNT công nhận giống Quốc gia năm 2015.
Theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình, mô hình trình diễn SX giống lúa thuần TBR 225 tại thôn Định Thiện Đông, xã Phước Quang là mô hình cụ thể hóa và là cầu nối giữa bà con nông dân với các nhà khoa học trong việc chuyển giao KHKT, áp dụng theo canh tác tổng hợp 3 giảm 3 tăng, nhất là để nông dân làm quen dần với việc SX lúa giống.
Ông Nguyễn Văn Độ, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước trực tiếp theo dõi mô hình cho biết: Diễn biến của thời tiết trong vụ ĐX 2015-2016 rất bất thường làm ảnh hưởng lớn đến quá trình cây lúa sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Tuy nhiên, đến khi bón phân lần 2, cây lúa lại phát triển tốt, đồng đều, đẻ nhánh tập trung bình quân từ 3 -4 dảnh hữu hiệu. Bộ lá đứng, giữ được màu xanh, đặc biệt giống TBR 225 cây lúa cứng, chống chịu sâu bệnh tốt, chưa thấy xuất hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại. Hạt lúa chín rất đồng đều, có màu sáng, bông dài, đóng thóc dày, tỷ lệ hạt chắc cao.
“Do tập quán nông dân ở địa phương lâu nay SX theo phương pháp sạ lan, mật độ dày, từ 8 - 10kg lúa giống/sào 500 m2, nay làm giống lúa thuần TBR 225 thực hiện phương pháp sạ hàng chỉ 4kg giống/sào khiến bà con lo lắng, sợ lúa phát triển không kín ruộng, mất năng suất. Đây lại là mô hình SX lúa giống bằng giống lúa mới chất lượng cao đầu tiên tại địa phương áp dụng theo chương trình 3 giảm 3 tăng nên bà con khá lúng túng.
Ông Trần Mạnh Báo Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ TCty Giống cây trồng Thái Bình phát biểu tại hội thảo đầu bờ
“Qua thực tế, chúng tôi khẳng định TBR 225 đang là giống lúa thích ứng rộng tại các huyện của tỉnh Bình Định, năng suất cao và đặc biệt là gạo ngon. Để có cơ sở khẳng định nhằm khuyến cáo nông dân trong tỉnh SX đại trà, chúng tôi yêu cầu Cty giống Thái Bình xây dựng thêm nhiều mô hình trình diễn trên nhiều chân đất, mùa vụ khác nhau để rút kinh nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh phù hợp”, ông Nguyễn Văn Trượng, Phó GĐ Sở NNPTNT Bình Định, đề xuất.
Thế nhưng nhờ cán bộ kỹ thuật của đơn vị cung ứng giống và cán bộ của Trạm Khuyến nông huyện, HTXNN Phước Quang thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn hỗ trợ nông dân thực hiện đúng quy trình canh tác nên đạt được hiệu quả cao”, ông Bộ nói.
Ông Mang Thanh Lang, trưởng thôn Định Thiện Đông, cho biết: “Tôi là người đầu tiên làm giống lúa này tại địa phương từ vụ ĐX 2014-2015 trên diện tích 630 m2, sạ chỉ 5kg lúa giống nhưng vụ đó thu hoạch được đến trên 600kg lúa.
Trong vụ ĐX 2015-2016 toàn thôn đều SX giống lúa này. Khi mới bước vào vụ SX, nông dân lo lắng vì lần đầu làm giống mới, lại sạ có 4kg giống/sào, họ sợ mất năng suất. Thế nhưng tôi động viên bà con yên tâm vì giống này đẻ nhánh mạnh và cho năng suất rất cao, đặc biệt giống lúa này không nhiễm sâu bệnh, chẳng cần bơm thuốc BVTV mà cây lúa vẫn sinh trưởng phát triển tốt”.
Thăm cánh đồng lúa TBR 225 tại xã Phước Quang, nhiều đại biểu là nông dân đến từ các địa phương khác trong tỉnh Bình Định không khỏi xuýt xoa trước mã lúa cực đẹp. Theo thống kê của Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phước, năng suất của lúa TBR 225 trong vụ này đạt không dưới 80 tạ/ha, đó là trong điều kiện thời tiết bất thuận. “Nếu mưa thuận gió hòa thì năng suất 85 - 90 tạ/ha là năm trong tầm tay”, ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước nói chắc.
Thế nhưng khi nghe nông dân trực tiếp SX tính toán lỗ lãi qua quá trình SX tôi mới thật sự bị thuyết phục. Ông Mang Thanh Lang bấm ngón tay tính: “Nhờ giảm chi phí đầu vào do ít bón phân và bơm thuốc BVTV, năng suất lại cho cao. Sản phẩm làm ra được Cty giống Thái Bình bao tiêu 1kg TBR225 = 1,25kg lúa khác, do vậy nông dân tham gia mô hình có lãi cao hơn những người làm ruộng ngoài đến gần 15,3 triệu đồng/ha”.
Ông Nguyễn Thế Truyền, chủ nhiệm HTXNN Phước Quang, bày tỏ: “Qua mô hình này, nông dân trong HTX đã thực sự hít giống TBR 225, qua tham khảo ý kiến, bà con mong muốn ngành nông nghiệp Bình Định đưa giống lúa này vào SX đại trà để nông dân kiếm được tiền nhiều hơn khi SX trên cùng diện tích”
ĐÌNH THUNG
Báo Nông Nghiệp