21-44-19-5-tong-gim-doc-trn-mnh-bo-gioi-thieu-sn-phm-go-cu-thibinh-seed-voi-thu-tuong-nguyen-xun-phuc124855621-(1).jpg
Tổng Giám đốc Trần Mạnh Báo giới thiệu sản phẩm gạo của Thaibinh Seed với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Lời căn dặn của Bác Hồ

Những năm 60 của thế kỷ trước, khi cả nước thực hiện cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Ngày 31/12/1966, Chủ tịch Hồ chí Minh đã về thăm, biểu dương Đảng Bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình. Một trong những nguyên nhân đạt 5 tấn là do Thái Bình đã thay đổi mùa vụ và cơ cấu giống lúa. Đó là bỏ lúa chiêm để làm lúa xuân từ 1962, bỏ các giống lúa cũ như: lúa Hin, lúa Dâu, Dự, Cườm, Trằn… để chuyển sang cấy các giống Trân Châu Lùn, Nông nghiệp 8 ở vụ xuân và Mộc Tuyền, Bao Thai ở vụ mùa.

Trong bài phát biểu với cán bộ và nhân dân Thái Bình ngày 1/1/1967 Bác Hồ căn dặn “Muốn tăng năng suất lúa trước hết phải làm tốt thủy lợi, phải nhiều phân bón… Có đủ nước, nhiều phân bón rồi, lại phải chọn giống tốt cho nông dân…”.

Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1967 Ủy ban Hành chính (UBHC) tỉnh Thái Bình đã quyết định thành lập “Phòng giống” trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp tỉnh (nay là Sở NN&PTNT). Năm 1968 xây dựng 2 trại sản xuất giống lúa cấp 1 tại Đông Cơ - Tiền Hải và Đông Cường - Đông Hưng. Đột phá ở Đông Cơ Cuối năm 1987, Trại giống lúa cấp 1 Đông Cơ thuộc Cty Giống cây trồng Thái Bình đã mạnh dạn xây dựng cơ chế “khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động”. Đây là đơn vị đầu tiên trong hệ thống nông nghiệp quốc doanh thực hiện cơ chế này. Sau một năm làm thử kết quả thật bất ngờ, năng suất lúa tăng 20%/năm. Công ty đã vinh dự được đón Đồng chí Nguyễn Đức Bình về thăm và nghiên cứu khi chuẩn bị Nghị quyết X của Bộ Chính trị. Thắng lợi mang tính đột phá này đã tạo đà để ThaiBinh Seed vững vàng tiến lên trên con đường đổi mới.

Ngày 13/6/1971, UBHC tỉnh Thái Bình đã ban hành chỉ thị số 240T-UB về việc chọn lọc giống lúa cung ứng cho nông dân và ngày 10/1/1972, đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu, lúc đó là Chủ tịch UBHC tỉnh Thái Bình đã ký quyết định thành lập “Công ty giống lúa Thái Bình” - một trong những công ty giống cây trồng được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.  

Không ngừng lớn mạnh
 
Sau 12 năm cổ phần hóa và thực hiện chiến lược phát triển đã đưa Cty CP Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) từ một doanh nghiệp nhỏ bé trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giống và có những đóng góp xuất sắc cho ngành giống cây trồng Việt Nam.

Nhiều bạn hàng và nhà đầu tư nước ngoài đã tìm đến thiết lập quan hệ hợp tác. Nguồn nhân lực chất lượng tốt với 52% lao động có trình độ từ đại học trở lên. Khoa học công nghệ được ứng dụng vào tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.

 Nghiên cứu thành công bộ giống mới với 11 giống bản quyền được Bộ NN-PTNT công nhận giống quốc gia đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Việt Nam. 

Chủ động hội nhập và hợp tác Quốc tế, ThaiBinh Seed là thành viên Hiệp hội giống Châu Á Thái Bình Dương - APSA và có quan hệ hợp tác với rất nhiều đối tác trên khắp các châu lục.

 Trong những năm qua, ThaiBinh Seed đã tập trung xây dựng và phát triển doanh nghiệp, góp phần quyết định xây dựng Thái Bình là tỉnh đầu tiên trong cả nước công nghiệp hóa ngành giống cây trồng, một số mặt đạt trình độ Quốc tế. Năm 2014 ThaiBinh Seed đã đầu tư nhà máy chế biến gạo công suất 40.000 tấn/năm và 2015 đã khánh thành nhà máy chế biến hạt giống thứ 2 với công suất 20.000 tấn/năm, đưa công suất chế biến lên 30.000 tấn giống một năm. Việc xây dựng và phát triển thương hiệụ được công ty đặc biệt quan tâm. “Lúa giống Thái Bình” đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2015 được sự giúp đỡ của Công ty tư vấn thương hiệu Richard Moore Associates (Mỹ), ThaiBinh Seed đã xây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu mới. Thái Bình được biết đến là một tỉnh sản xuất lúa nổi tiếng với danh hiệu “Quê lúa - Quê hương 5 tấn”. Trong nhiều năm qua ThaiBinh Seed đã có nhiều cố gắng xây dựng thương hiệu “Lúa giống Thái Bình” và được cả nước biết đến. Là tỉnh có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất lúa gạo, việc xây dựng Thương hiệu gạo Thái Bình là khát vọng của người dân quê lúa và là đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà.

 Từ ý nghĩa đó, nhiều năm qua ThaiBinh Seed đã đầu tư mọi yếu tố để xây dựng thương hiệu gạo cho quê hương Thái Bình và hôm nay ThaiBinh Seed ra mắt thương hiệu gạo “Niêu vàng”. Gạo “NIÊU VÀNG” được sản xuất theo một qui trình khép kín từ nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng đến sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói trên dây chuyền thiết bị hiện đại để cho ra đời một sản phẩm tốt phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

 Cùng với việc ra mắt thương hiệu gạo NIÊU VÀNG, ThaiBinh Seed cũng giới thiệu một sản phẩm gạo nếp mới mang thương hiệu “A SÀO” để tưởng nhớ Người Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và giống nếp quý “A SÀO” đã có cách đây gần 1.000 năm tại làng A Sào, xã An Thái, Huyện Quỳnh Phụ. Gạo Nếp A SÀO đã được gửi đi chào hàng ở nước ngoài và được đánh giá rất cao.

21-44-22_6-thu-tuong-nguyen-xun-phuc-thm-kho-bo-qun-lu-giong-ti-nh-my-che-bien-vu-chinh.jpg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm kho bảo quản lúa giống

Gạo do ThaiBinh Seed sản xuất theo quy trình gạo sạch, không sử dụng thuốc chống mốc, chống mọt và chất bảo quản. Gạo được đóng bao 1 - 5kg, hút chân không rất thuận lợi cho bảo quản và an toàn cho người sử dụng. Gạo Niêu Vàng có chất lượng ngon, thơm, dẻo, đậm đà hương vị “Quê lúa”. Hy vọng Thương hiệu gạo NIÊU VÀNG sẽ là niềm tự hào của quê hương Thái Bình trong tương lai.

Đảng bộ công ty luôn là hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết, đi đầu đổi mới, phát huy quyền làm chủ của người lao động, lãnh đạo và tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động tốt. Các tổ chức chính trị trong DN là cầu nối và là nơi tổ chức các phong trào thi đua, cùng DN chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đã tăng hơn 2 lần trong 5 năm qua. An ninh chính trị và an toàn doanh nghiệp được giữ vững.

 ThaiBinh Seed luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với Nhà nước, xã hội. Trong 5 năm qua ThaiBinh Seed đã nộp vào ngân sách nhà nước trên 33 tỷ đồng, đã hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, nông dân nghèo, đóng góp xây dựng nông thôn mới và từ thiện xã hội khoảng 35 tỷ đồng.

Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện NQ Đại hội XII của Đảng và NQ đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX, ThaiBinh Seed đã phát động phong trào thi đua “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và lập thành tích chào mừng kỷ niệm 45 năm thành lập DN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, đầu vào tăng và áp lực hội nhập nhưng ThaiBinh Seed đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra: thực hiện tái cơ cấu, cấu trúc lại doanh nghiệp; sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh: diện tích liên kết sản xuất trên toàn quốc đạt trên 6.000 ha, sản lượng đạt hơn 22 ngàn tấn, tăng 53% so với năm 2011; lượng giống các loại cung ứng cho nông dân đạt gần 20.000 tấn, tăng 53% so với năm 2011; doanh thu đạt khoảng 500 tỷ VNĐ, tăng 50% so với năm 2011; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 50 tỷ VNĐ, tăng 100% so với năm 2011. Mọi chế độ với người lao động được thực hiện đầy đủ, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 11.000.000 đ/tháng, tăng hơn 2 lần so với 2011.

Những kết quả của ThaiBinh Seed trong suốt 45 năm qua luôn được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Ban ngành, đoàn thể ở TW và địa phương ghi nhận. Đặc biệt ngày 7/8/2016 ThaiBinh Seed đã vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về thăm, đây là niềm vinh dự lớn lao của tất cả người lao động của ThaiBinh Seed nói riêng và ngành giống cây trồng Việt Nam nói chung.

Thủ tướng căn dặn “ThaiBinh Seed phải cố gắng cung cấp nhiều giống tốt hơn nữa cho nông dân, không chỉ 10% như hiện nay mà phải vươn lên 20%, 40% trong tương lai và phải chủ động được giống của Việt Nam, từng bước xuất khẩu ra nước ngoài”.

Đơn vị "10 nhất" Kết quả lớn nhất mà ThaiBinh Seed đóng góp cho ngành Nông nghiệp và ngành giống cây trồng Việt Nam gần nửa thế kỷ qua là luôn đi đầu trong quá trình đổi mới:
1. “Đột phá đổi mới cơ chế quản lý” xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa trong nông nghiệp quốc doanh năm 1987 bằng đề án “khoán sản phẩm đến người lao động” (trước khi có NQ 10 của Bộ Chính trị).
2. Đi đầu trong việc xóa bỏ chế độ bán hàng theo kế hoạch, tổ chức hệ thống bán lẻ giống cây trồng đến tận tay nông dân (năm 1998).
3. Đơn vị đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (năm 1989).
4. Chủ động hội nhập quốc tế (tham gia APSA năm 2002), thực hiện hợp tác với nước ngoài theo con đường ngoại giao (2001).
5. Đơn vị đi đầu và thành công nhất thực hiện chương trình “liên kết 4 nhà” và tiêu thụ nông sản cho nông dân tại Thái Bình.
6. Đơn vị đầu tiên xây dựng, nhượng quyền và bảo vệ thành công thương hiệu giống lúa thuần (TBR-1), làm tiền đề hình thành thị trường bản quyền giống cây trồng hiện nay.
7. Đơn vị đầu tiên thành lập “Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới” trực thuộc doanh nghiệp tại Thái Bình và trong ngành giống cây trồng Việt Nam.
8. Đơn vị đầu tiên trong ngành giống cây trồng VN xây dựng Phòng Thử nghiệm Quốc gia (Mã số VILAS 110) và thực hiện 3 hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9001-2015, ISO 17025 và TQM).
 9. Tỉnh đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa ngành giống cây trồng ở Việt Nam.
10. Là người đưa ra ý tưởng và là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam (VSTA).


TRẦN MẠNH BÁO (Tổng Giám đốc ThaiBinh Seed)