Những ngày qua chuyện nóng nhất trên dư luận xã hội là Giáo dục. Chưa bao giờ nóng như vậy. Là một người dân không dám tham gia vào đại sự. Vì giáo dục là lĩnh vực không dễ tham gia với một người dân trình độ nông dân như tôi.
Năm 2016 kỉ niệm 30 sự nghiệp đổi mới đất nước (ĐẠI Hội VI 1986). Với tư cách của Ếch ngồi đáy giếng tôi tự tổng kết cho mình.
“Ba mươi năm đổi mới đất nước mình từ đói nghèo (30’ trước tại diễn đàn Kinh tế thế giới Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 nói “những năm 1990 Việt Nam có 50% người nghèo đói mà bây giờ chỉ còn 3%. Điều này không phải nước nào cũng làm được) thành một nước có vị thế Chính trị, kinh tế, đời sống, văn hoá, tinh thần... chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc.
Nhà tôi, khi đất nước đổi mới chỉ có cái xe đạp, nay đã có ô tô. Khi tôi được giao làm trai phó một trại sản xuất giống lúa thì vẫn phải mặc quần áo vá. Bây giờ công ty đã có nhà máy chế biến hạt giống hiện đại đạt trình độ 4.0...
Nhưng bên cạnh những thành công đó tôi thấy còn có những điều buồn đó là:
- Môi trường không còn trong lành nữa mà bị ảnh hưởng không tốt bao gồm cả môi trường sống, môi trường văn hoá...
- Hệ thống hành chính, pháp luật chưa theo kịp với phát triển kinh tế và hội nhập, đặc biệt vấn đề nhân sự...
- Hệ thống giáo dục đã có nhiều thành tựu nhưng cũng là lĩnh vực “Nát” nhất. Bởi lẽ: Trường không ra trường, lớp không ra lớp, trò không ra trò, thầy không ra thầy, sách không ra sách, vở không ra vở. Ba mươi năm vẫn cải cách, ba mươi năm vẫn thử nghiệm. Con học lớp 1 thử nghiệm, cháu đi học vẫn thử nghiệm, bằng cấp mua như rau, tiễn sĩ học 6 tháng.
Chúng ta nói người Việt có hệ số IQ không kém người Do thái, thế mạnh của Việt Nam là lao động tuổi vàng... Nhưng Thạc sĩ, Cử nhân, kĩ sư, cao đẳng thất nghiệp. Ở diễn đàn nào cũng nói thiếu nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp nào cũng kêu không tuyển được lao động giỏi. Doanh nghiệp tuyển lao động đã tốt nghiệp đại học mà không biết làm gì? Người trẻ đưa con đi học vượt đèn đỏ để con phải nhắc...
Tôi chứng kiến một câu chuyện của một gia đình bắt đầu đào tạo mấy “Ông Vua” mà đau lòng. 19:30 tối: Cô mẹ trẻ vẫn đeo cái túi bên người, chưa thay quần áo đi làm và đang đánh vật với đứa con mới vào lớp 1 được một tuần trên môt tấm phản.
- Ông vừa đi làm về tay xách cái túi có vẻ mệt mỏi hỏi: Có chuyện gì với ông Vua vậy?
- Bà: Đã bảo hè cho nó đi học trước đi, không nghe. Bây giờ mới khổ.
- Ông: Nó mới học lớp 1 có gì phức tạp vậy?
- Bà: Sao bây giờ lớp 1 mà phải học thêm, học trước khi vào học không biết?
- Ông: Sao mới bắt đầu học lớp 1 thì có gì mà phải học thêm?
- Bà: Bây giờ cái gì mà không phải học thêm?
- Cô mẹ trẻ với ông Vua lớp 1 vẫn đánh vật với mây cái chữ cái mà không quan tâm gì đến bữa tối đã 19:30 rồi, nói. Từ hôm nó đi học ngày nào cũng phải kèm đến 10-11 giờ đêm mới xong ông ạ.
Người ông im lặng bước lên cầu thang, trong đầu nặng trĩu. Cả nhà ông đã phổ cập Thạc sĩ, cử nhân, kĩ sư, và bà là giáo viên PTTH nghỉ hưu mà sao không giải thích nổi cái câu hỏi: Sao lớp một phải học trước khi nhập học và phải học thêm”? Mà để sự nghiệp đào tạo Vua con nhà ông khó thế?
P/S: Gọi là VUA vì mấy “thằng giặc” ấy muốn gì cũng được và chúng sẽ kế nghiệp làm vua gia đình các bạn ạ.