Mỗi thời lại khác. Cái ngày xưa là đặc sản, là niềm mơ ước của nhiều người thì bây giờ không được ưa chuộng nữa cũng là chuyện bình thường. Nhưng không có ngày xưa thì sao có ngày nay. Gìn giữ và phát huy truyền thống có chọn lọc là quy luật của sự phát triển mà.
- Cơm Hom. Là một đặc sản không chỉ của Thái Bình mà nhiều tỉnh ở ĐBSH. Gạo Hom nấu cơm ăn rất ngon và đã trở thành một đặc sản quý.
Giống lúa Hom là giống lúa thuần chịu rét, chịu úng rất tốt và thường được cấy ở lòng những con sông nhỏ, mương nước hoặc làn sông lớn.
Bà con nông dân gieo mạ và cấy từ cuối năm âm lịch khi đất ruộng còn ải. Khi đổ nước đến đâu thì lúa ngoi lên đến đấy. Lúa Hom đẻ nhánh khỏe nên cấy rất thưa, sau này khóm lúa to như “cai lơm”( lời của cán bộ HTX An Thanh sáng nay).
- Giường Hòm: la giường đóng băng gỗ (thường là gỗ tốt) và chỉ có nhà khá giả mới có tiền mua loại giường này. Còn nhà dân bình thường thì thường dùng giường Rẻ quạt hoặc giường tre…(sau khi tôi cưới vợ đem Giấy đăng ký kết hôn đến Sở Thương Mại được cấp một cái phiếu ra “Cty Vật liệu chất đốt” mua một cái giường Rẻ quạt không có lạch giường).
- Chiếu Hới: Là chiếu cói được sản xuất tại Làng Hới xã Tân Lễ, huyện Hưng Nhân (Hưng Hà bây giờ). Chiếu ở đây được dệt bằng tay nhưng rất dày và đẹp. Nhà giầu mới mua được chiếu Hới.
Vậy nên câu ca “Ăn Cơm Hom - Nằm Giường Hòm - Đắp Chiếu Hới” đã trở thành đặc sản và niềm mơ ước của một thời là vậy.
Sáng nay theo lời mời của một HTX đi thăm ruộng Lúa Hom trong đề tài phục tráng lại giống lúa này.
Xin mạo muội chia sẻ cùng các bạn vài điều thiển cận về câu chuyện xưa. Các bạn am hiểu thì bổ sung giúp mình nhé.
Có bạn nào chưa thấy giống lúa này bao giờ không?