Ngày xưa ở Thái Bình nghe câu này đã biết là dân thượng lưu rồi: Ăn “Cơm Hom”, nằm “Giường Hòm”, đắp “Chiếu Hới”.

Com-Hom-(1).jpg

Cơm Hom: được hiểu là cơm được gieo cấy bằng giống lúa Hom. Đây là giống lúa do chọn lọc tự nhiên mà có. Giống lúa này có đặc tính là chịu lạnh, chịu úng rất tốt. Vì vậy mà bà con nông dân thường tận dụng để cấy ở Làn sông và mương nước.

Vào cuối mùa Đông thì gieo mạ và thường cấy trước tết âm lịch. Giống lúa này có thể vươn thân cao theo độ sâu của nước. Nếu cấy ở ruộng thì cây cao ngang đầu người. Hạt lúa có râu dài hơn chiều dài hạt.

Năng suất thấp, nhưng chất lượng gạo ngon, đậm. Vì vậy mà người ta mới cho là sản vật quý. Nên chỉ có nhà giàu mới được ăn.

Bây giờ lương thực đã dồi dào và sản xuất lúa đã cơ giới hoá rồi nên giống lúa này chỉ còn giữ để làm vật liệu lai tạo giống thôi chứ ít người trồng làm lương thực.

Sau đây mời các bạn quan tâm xem mấy tấm hình về dạng bông và hạt của giống lúa Hom nhé.

P/s: Còn thông tin về Giường Hòm và Chiếu Hới các bạn tự tìm hiểu. Khi nào có thời gian mình xin chia sẻ với các bạn nhé.


Com-Hom-(3).jpg



Com-Hom-(4).jpg