Chiều nay chúng tôi đi thăm nông dân thu hoạch lúa mùa. Nhìn những cánh đồng bạt ngàn lúa chín vàng, trĩu bông mà thấy vui và mừng cho bà con nông dân. Khi qua xã Đông Quý, huyện Tiền Hải chúng tôi thấy bà con đang tuốt lúa liền đến xem. Thấy tôi đến một bác nông dân nói luôn: ông Tổng giám đốc ơi, đề nghị Cty đầu tư cho Đông Quý mấy cái máy gặt. Tôi hỏi lại. 
- Sao các bác biết em?
- Nông dân ai mà không biết ông GĐ nông dân. Một chị trung niên nhanh nhẹ trả lời.
- Tôi hỏi: tôi thấy trên đồng có mấy cái máy gặt rồi sao bà con còn gặt tay và dùng máy tuốt vậy?
- Chị Hồ Thị Mượt, thôn Trà Lý liền trả lời: nhà em cấy một ha. Khi gặt bằng tay thì một sào được 6 bao. Nhưng khi gặt bằng máy chỉ được 4 bao. 

43528180_738852059787383_4388783890144165888_n.jpg

Nghe chị nông dân nói tôi không tin quay sang hỏi bà Bùi thi Diêu 74 tuổi, đang nhặt rơm trên tấm bạt để thu những hạt thóc cuối cùng cho vào bao. Bà cụ nói “đúng đấy anh ạ”. Tôi vẫn chưa tin. Khi câu chuyện đang sôi nổi thì mấy anh cán bộ HTX đến, tôi nói lại câu chuyện, Ông Nguyễn Xuân Hưng GĐ HTX nói “đúng vậy anh ạ. Nếu gặt ban đêm thì còn mất nhiều hơn nữa”.

Tôi nhẩm tính, theo bà con nói thì dùng máy gặt thuê mất 30% năng suất. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy, liền hỏi ông GĐ HTX: chẳng lẽ máy gặt lấy thóc của bà con? Mấy anh cán bộ đồng thanh trả lời: khi lấy diện tích làm đơn vị tính tiền công gặt thuê thì máy gặt càng nhanh càng nhiều tiền. Vì vậy họ không quan tâm đến năng suất lúa của bà con mà quan tâm đến diện tích gặt được nhiều hay ít. Vì vậy lúa bị vùi xuống ruộng nhiều.

43880706_738851999787389_1012772074583752704_n-(1).jpg

43684221_738852143120708_7829730749317120000_n.jpg

Thật là một câu chuyện đáng suy nghĩ về cơ giới hoá tự phát trong sản xuất nông nghiệp hiện nay./.