Trong chuyến công tác ở Đà Lạt đợt này chúng tôi có dịp đi ăn cơm “Bụi”. Đi dọc một đoạn phố cạnh Hồ Xuân Hương, tôi nhìn thấy một quán ăn có cái thương hiệu có một không hai CỬA HÀNG ĂN UỐNG MẬU DỊCH. Lúc đầu tôi không để ý. Nhưng khi đi qua rồi thì hai cái từ “Mậu dịch” cứ đập vào đầu tôi. Kỉ niệm một thời gắn liền với hai chữ MẬU DỊCH cứ hiện về. Tôi quyết định quay lại cái quán có thương hiệu kì lạ này xem sao?

46775496_764400847232504_4802319593559293952_n.jpg

Bước vào quán mọi thứ trong căn phòng nhỏ đập vào mắt tôi là một cái bảo tàng nhỏ của thời “bao cấp”. Mọi cái trong căn phòng đều là sản phẩm của một thời kì khó khăn nhất của đất nước cách đây hơn ba mươi năm. Cái bàn ăn được làm bằng cái bàn máy khâu, cái đèn Măng Xông, cái bàn là bằng than...

Tiếp viên không phải là những cô gái trẻ mà là một ông già khoảng 70 tuổi. Tôi hỏi thực đơn Ông đưa cho tôi cái “Sổ mua gạo” trong đó thực đơn được gắn một miếng giấy ghi món ăn bằng chữ viết tay bao gồm những món dân quê như cá kho, cà muối... Thực khách sẽ không có lựa chọn khác ngoài thực đơn ghi trên mảnh giấy. Nếu muốn đổi món thì phải bữa sau.

46893018_764400877232501_7047337379006251008_n.jpg

Tôi hỏi ông chủ: sao Anh lại đặt tên nhà hàng là “Cửa hàng ăn uống mậu dịch”? Ông trả lời “bây giờ khá rồi nhưng vẫn nhớ những kỉ niệm của một thời khó khăn”. Khi ngồi ăn tôi để ý xung quanh tường có nhiều hình ảnh của Hà Nội, Sài Gòn và Đà Lạt và những đồ dùng của thời những năm 60 - 70 của thế kỉ trước.

Tôi xin Ông chủ được chụp lại những hình ảnh và hiện vật trong căn phòng ăn được thiết kế cũng phù hợp với “Thời Bao cấp”.

Xin cảm ơn Ông chủ quán MẬU DỊCH (Đà Lạt) và chia sẻ cùng các bạn. Tôi tin rằng những ai đã trải qua giai đoạn này của đất nước hẳn không quên và xem những hình ảnh này sẽ thấy thích thú./.

46936575_764400957232493_1899066841293127680_n.jpg