Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu ThaiBinh Seed hướng dẫn cách xử lý lúa giống, cách ngâm ủ lúa giống nảy mầm đều và nhanh cực kỳ đơn giản. 
 

1. Xử lý hạt giống trước khi ngâm


Trước khi ngâm ủ cần phơi giống lại 2 - 3 giờ dưới nắng nhẹ để tăng sức hút nước và tăng độ nẩy mầm của hạt.
Chú ý:
- Không phơi trực tiếp trên sân gạch hay sân xi măng.
- Tổng thời gian ngâm bao gồm cả thời gian xử lý.

 
cach-ngam-lua-giong-(3).jpg

Cách 1: Xử lý hạt giống bằng nước nóng (3 sôi, 2 lạnh):

Đây là biện pháp đã được sử dụng rất lâu đời có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh.
Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.
Bước 2: Pha nước nóng 3 sôi 2 lạnh (Dùng 3 phần nước sôi đổ vào 2 phần nước lạnh chú ý sau khi pha nhiệt độ nước khoảng 54 độ C).
Bước 3: Đổ hạt giống đã được đãi sạch vào nước đã pha và ngâm từ 10-15 phút.
Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem đãi sạch và ngâm tiếp.

 
cach-ngam-lua-giong-(7).jpg
 
Cách 2: Xử lý bằng nước vôi:

Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.
Bước 2: Chuẩn bị 0,2 kg vôi cho vào khoảng 10 lít nước, gạn chỉ lấy nước trong (được khoảng 6-7 lít nước vôi trong).
Bước 3: Cho lúa giống vào ngâm từ 8 - 10 tiếng. Tỷ lệ ngâm 1:1 (10 kg thóc ngâm khoảng 10 lít nước vôi trong)
Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem đãi sạch và ngâm tiếp.

Cách 3: Xử lý bằng thuốc BVTV trước khi gieo:

 
cach-ngam-lua-giong-(4).jpg

Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.
Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch theo quy trình hướng dẫn trên bao bì.
Bước 3: Khi thấy hạt đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc) vớt hạt giống đãi sạch và ủ trong 12 giờ
Bước 4: Pha lượng thuốc cần xử lý cho 10 kg giống trong 1 lít nước tưới và trộn đều cho hạt giống cần xử lý sau đó tiếp tục đem ủ đến khi hạt giống nảy mần đem gieo

Một số loại thuốc hay dùng để xử lý hạt giống:

- Nấm gây bệnh như bệnh lúa von, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc, bệnh đạo ôn …. Tricom 75WP, 75 WDG; Poly annong 250 SC; Vatino super 780 WG; Norshield 86.2 WG; Jivon 6 wp; Provil super 10 SL; Forlita 430 EC.

- Vi khuấn gây bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Starner 20 wp;  Xanthomix 20 wp;  Anti-xo 200 WP….

- Rầy môi giới truyền bệnh virus: Cruiser plus 312,5 FS, Lugens 200 fs, Regent 5 SC...
cach-ngam-lua-giong-(7).png

Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc trước khi dùng và đảm bảo an toàn.

 

2. Hướng dẫn Xử lý phá ngủ

2.1. Xử lý bằng bằng chế phẩm phá ngủ giống lúa

Áp dụng đối với giống TBR225, TBR45, N97, TBR-1, Q5 có thời gian từ thu hoạch đến ngâm dưới 15 ngày (xem ngày sản xuất trên bao bì); các giống khác (BC15 mới, BT7, HT1, TBR89,..) <10 ngày (xem ngày sản xuất trên bao bì).

* Công dụng:  Phá ngủ hạt giống lúa, kích thích nẩy mầm, xử lý nấm bệnh trên vỏ hạt

Sử dụng TCCA
* Liều lượng: 1 viên (2g) TCCA pha với 2 lít nước lã ngâm cho 2 kg hạt thóc giống.
Cách dùng: Sau khi pha xong đổ thóc giống vào ngâm trong 30 giờ. Sau đó đãi sạch, ngâm tiếp 24 giờ trong nước lã (cứ 8- 10 tiếng đãi và thay nước 1 lần), khi hạt thóc hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc) đãi sạch đưa vào ủ bình thường.

Sử dụng HNO3
* Liều lượng: 1 lọ axit HNO3 (10cc) pha với 3 lít nước lã ngâm cho 3kg hạt thóc giống
* Cách dùng: Sau khi pha xong đổ thóc giống vào ngâm trong 24 giờ. Sau đó đãi sạch, ngâm tiếp 30 giờ trong nước lã (cứ 8- 10 tiếng đãi và thay nước 1 lần), khi hạt thóc hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc) đãi sạch đưa vào ủ bình thường.


Lưu ý: - Bảo quản nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em
           - Không dùng đồ nhôm, sắt, kim loại để ngâm cùng chế phẩm

 
cach-ngam-lua-giong-(5).jpg
 

2.2 Xử lý bằng biện pháp kéo dài thời gian ngâm nước


- Áp dụng đối với giống TBR225, TBR45, N97, TBR-1, Q5 có thời gian từ khi thu hoạch đến khi ngâm từ 15-20 ngày; các giống khác (BC15 mới, BT7, HT1, TBR89,..) từ 10-15 ngày (xem ngày sản xuất trên bao bì).

Biện pháp xử lý: Ngâm thóc giống liên tục trong 60 tiếng. Trong thời gian ngâm cứ 8- 10 tiếng rửa sạch và thay nước 1 lần. Khi hạt thóc hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc) đãi sạch đem đi ủ bình thường.

 

3. Hướng dẫn ngâm ủ hạt giống lúa:


Về thời gian ngâm bà con làm theo hướng dẫn trên bao bì, tuy nhiên tùy vào điều kiện thực tế khi nhìn thấy rõ phôi trắng, mép hạt xưng lên bà con đem đãi rửa thật sạch, để ráo nước sau đó đem ủ theo hướng dẫn.

 
cach-ngam-lua-giong-(6).jpg
 
Thời gian ngâm ủ một số giống lúa:

Giống lúa BC15 mới có gen kháng đạo ôn:
Ngâm hạt giống: các tỉnh phía Bắc vụ ĐX và Xuân ngâm 32 - 36 giờ, vụ Mùa và HT ngâm 22- 24 giờ. Các tỉnh phía Nam ngâm 22 - 24 giờ. Ngâm hạt giống trong nước sạch; cứ 6 giờ thay nước, rửa chua một lần. Khi hạt giống đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa TBR36: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ, Nam Bộ 20-24 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa TBR225: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 36-40 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ, Nam Bộ 22-26 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 30-34 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ 22-26 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa TBR45: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ, Nam Bộ 20-24 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Q5: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Khang dân 18: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Bắc Thơm 7: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Hương Thơm 1: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 30-36 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 24-30 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Nếp N97: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 36-40 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 30-34 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Xi23: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 36-40 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 30-34 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa P6: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 36-40 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 24-30 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc 30-34 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 20-24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa Nhị Ưu 838: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Đông Xuân và Xuân ở miền Bắc ngâm 16-18 giờ, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 12-16 giờ; vụ Hè Thu và Mùa ở miền Bắc, miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 10-12 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ Xuân ủ ấm ngay từ đầu để tạo nhiệt, vụ Mùa ủ nơi thoáng mát, không đọng nước. Sau 8-10 giờ kiểm tra, nếu hạt khô phải tưới thêm nước (vụ Xuân tưới nước ấm), nếu quá nóng phải rải mỏng để hạ nhiệt, ủ tiếp đến khi hạt thóc ra mộng và rễ đều thì đem gieo.


Giống lúa Thái Xuyên 111: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Xuân ngâm 16 -18 giờ, vụ Mùa 12-16 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa lai Phúc Thái 168: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ Xuân ngâm 16 -18 giờ, vụ Mùa 12-16 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa TBR97: Ngâm hạt giống: Các tỉnh phía Bắc vụ ĐX và Xuân ngâm 30 - 36 giờ, vụ HT và Mùa ngâm 22 - 24 giờ; Các tỉnh phía Nam ngâm 22 - 24 giờ. Ngâm hạt giống trong nước sạch; cứ 6 giờ thay nước, rửa chua một lần. Khi hạt giống đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.

Giống lúa TBR279: Ngâm hạt giống trong nước sạch; vụ ĐX và Xuân ở các tỉnh phía Bắc ngâm 24 - 30 giờ, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ 20 - 24 giờ; vụ HT và Mùa ở các tỉnh Bắc, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Nam Bộ 20 - 24 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ.



4. Ngâm ủ lúa giống trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao
 


 
 
1. Phải ngâm thóc với nhiều nước và để ở chỗ thoáng mát.
2. Đối với thóc giống không chuyển vụ, thời gian ngâm từ 24-30 giờ.
3. Đối với thóc giống chuyển vụ (nhưng chưa hết thời gian ngủ) phải xử lý phá ngủ trước khi ngâm.
4. Trong thời gian ngâm, cứ 4-6 giờ phải thay nước, đãi rửa thật sạch, để thóc không còn mùi chua.
5. Khi hạt thóc giống đã hút đủ nước (nhìn thấy rõ phôi trắng, mép hạt xưng lên) tiếp tục thay nước, đãi rửa thật sạch, để ráo nước, ủ ở nơi thoáng mát, không đọng nước, thường xuyên kiểm tra, nếu hạt giống khô, phải tưới thêm nước.
6. Không sử dụng giống gia đình tự để (lúa thu hoạch từ vụ xuân không sử dụng làm giống cho vụ mùa ).

Chú ý:

  • Tuyệt đối không được dùng bao xác rắn, bao ni lông để ngâm ủ thóc giống.


5. Ngâm ủ lúa giống trong điều kiện thời tiết rét
 

Khi trời rét lạnh, lúa giống ngâm ủ khó lên, hoặc lên không đều, chậm hơn lúc bình thường. Nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính làm hạn chế sự nẩy mầm của lúa giống. Vì vậy bà con cần lưu ý các điểm sau:
- Cần phơi lại lúa giống trước khi ngâm để tăng khả năng hút nước của hạt.
- Thời gian ngâm theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì tuy nhiên tùy theo từng giống cứ khi nhìn thấy rõ phôi trắng của hạt thóc thì đãi thật sạch để ráo và đem ủ, yêu cầu ủ ấm ngay từ ban đầu (có thể phủ rơm rạ hoặc thùng xốp). Trong quá trình ủ, phải kiểm tra nếu thấy hạt thóc khô phải tưới thêm nước ấm, liên tiếp như vậy khoảng 2 - 3 ngày đến khi mộng bằng 1/3 - 1/2 hạt thóc là gieo.

You have an old version of Adobe's Flash Player. Get the latest Flash player.