50 năm nghiên cứu giống lúa, ThaiBinh Seed hiểu: Ở miền Bắc, bệnh bạc lá lúa thường mạnh vào vụ mùa, năng suất có thể giảm 50–70%. Ở phía Nam, do mưa nhiều, bệnh gây hại nặng hơn.
 

1. Triệu chứng của bệnh bạc lá lúa
 
phong-tru-benh-bac-la-lua-vu-mua-(5).jpg
Ruộng bị bệnh bạc lá lúa và ruộng không bị bệnh bạc lá lúa
 
Bệnh bạc lá gây ra 2 dạng triệu chứng chính trên lá: Dạng làm cho lá bị khô trắng và dạng lá bị héo rũ. 

- Dạng khô lá thường xuất hiện từ khi lúa đứng cái đến lúa trỗ. Vết bệnh ban đầu là các đốm sọc thối ướt dọc theo thân lá, chóp lá, mép lá lan xuống dưới, các sọc này lan rộng và dài ra theo chiều dài lá, mép hình răng cưa gợn sóng.

Ban đầu vết bệnh có màu vàng, sau đó chuyển sang màu trắng bạc làm cho toàn bộ lá bị khô đi. Vào buổi sáng sớm khi trời ẩm ướt có thể quan sát  thấy những giọt dịch khuẩn nhỏ, cứng và dính vào mặt lá, đó cũng chính là nguồn lây bệnh cho các cây khác.

- Dạng héo rũ thường xuất hiện ở thời kỳ mạ đến bắt đầu đẻ nhánh, cây lúa bị bệnh có triệu chứng lá bị héo rũ, cuốn lại, có màu xám, sau đó chuyển màu nâu vàng và cây bị bệnh thường bị chết, những cây còn sống sót thường thấp lùn và có màu vàng.

- Bệnh có biểu hiện điển hình là ở thời kỳ lúa từ sau đẻ nhánh, trỗ và chín sữa.


2. Tác nhân gây ra bệnh bạc lá lúa
 
phong-tru-benh-bac-la-lua-vu-mua-(3).jpg
Ruộng bị bệnh bạc lá lúa
 
- Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas oryzae. Vi khuẩn này có nhiều nòi sinh học có độc tính gây bệnh khác nhau.

- Vi khuẩn gây bệnh tồn tại trên hạt giống, tàn dư cây lúa trên đồng ruộng, lúa chét, lúa tự mọc, một số loại cỏ dại như cỏ lồng vực, cỏ gừng …

- Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa thông qua các vết thương cơ giới và lỗ khí khổng. Khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước ướt, qua các vết xây xát vi khuẩn tiến vào bên trong các lỗ khí và nhân lên về số lượng và qua các bó mạch để lây lan sang các lá khác.

- Bệnh bạc lá gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ từ 25 – 30 0C, mưa nhiều, gió bão mạnh tạo ra nhiều vết thương cơ giới. Những ruộng có mực nước sâu thường bị bệnh nặng hơn.
 

3. Điều kiện phát sinh và gây hại



phong-tru-benh-bac-la-lua-vu-mua-(1).jpg
Dịch giọt khuẩn tiết ra vào buổi sáng sớm, giọt khuẩn có màu vàng nhạt gây hại cho lúa 
 
- Điều kiện khí hậu: Bệnh bạc lá phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ từ 25 – 300C, nhiều mưa, bão, do đó ở phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại trong vụ lúa Mùa.

-  Phân bón: Bón nhiều đạm, bón lai rai, bón muộn, bón không cân đối giữa đạm, phân kali và phân lân cũng làm cho bệnh dễ phát sinh thành dịch.

- Giống lúa: Một số giống lúa chất lượng và các giống lúa lai thường mẫn cảm với bệnh bạc lá.

- Do làm đất, vệ sinh đồng ruộng không kỹ.

 

4. Các biện pháp giúp phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa


sau-cuong-la-hai-lua-(112).jpg
Vệ sinh đồng ruộng giúp tiêu diệt nguồn bệnh

- Làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh đem đốt hoặc vùi sâu cho ngấu để diệt nguồn bệnh.

- Việc bón phân phù hợp có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh. Bón cân đối NPK. Bón lót sâu, bón đạm gọn, không bón muộn và kéo dài. Ưu tiên bón nhiều kali cho các giống dễ nhiễm bệnh bạc lá. Việc bón kali có tác dụng hạn chế bệnh tuy nhiên không nên bón vào lúc lúa đứng cái sẽ dễ bị bạc lá.

- Tưới tiêu nước hợp lý không để mực nước trên ruộng lúa quá lớn.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhất là sau những trận mưa, giông, bão. Khi thấy bệnh xuất hiện phải dừng việc bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, các loại phân bón lá.

- Khi lúa bị bệnh với tỉ lệ 3 - 5% số lá bị bệnh. Sử dụng thuốc Starner 20WP, pha 0,1 - 0,15% phun khi bệnh phát sinh và gia tăng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh xong hoặc dùng Tilt super 300ND pha 1% phun trước khi lúa trổ đòng một tuần và sau khi lúa phơi màu xong 10 ngày,.

Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Batocide 12WP, 22WP, Kasumin 2SL, … Nếu bệnh bạc lá lúa nặng phải phun thuốc lặp lại lần 2, cách nhau 5-7 ngày và nên đổi loại thuốc khác.

 
Tui-Xanthomix-100g.png

- Chọn giống chống chịu với bệnh bạc lá, giống kháng bệnh để cấy, cấy với mật độ phù hợp; mua giống của các cơ sở uy tín.
 
Hiện nay, ThaiBinh Seed cung cấp các giống lúa chất lượng, có mang gen kháng bệnh bạc lá như TBR225 Kháng bạc lá, Bắc Thơm 7 Kháng bạc lá; các giống lúa BC15, Đông A1, TBR36… chống chịu tốt với bệnh bạc lá, giúp nhà nông yên tâm trong việc chọn giống lúa tốt khắc phục căn bệnh này để canh tác.

  1. 5. Một số giống lúa có khả năng kháng bệnh bạc lá tốt

 

Giống lúa TBR225 Kháng bạc lá:


Là sản phẩm bản quyền của ThaiBinh Seed, có mang gen kháng bạc lá; là giống cảm ôn, ngắn ngày, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh. Năng suất trung bình 70 - 75 tạ/ha; chất lượng gạo ngon, gạo trắng, trong, cơm mềm, vị đậm, có mùi thơm đặc trưng.
 
giong-lua-tbr225-khang-bac-la.jpg
Mô hình trình diễn giống lúa TBR225 kháng bạc lá tại Vĩnh Phúc Vụ mùa 2020
 

Trong Vụ mùa 2020, tại xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Tập đoàn Thái Bình Seed tổ chức hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống lúa thuần chất lượng TBR225 có gen kháng bạc lá với quy mô gần 5ha. 

Kết quả cho thấy, giống lúa  TBR225 có gen kháng bạc lá cho năng suất ước đạt 62- 65 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng từ 7-10 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 9-12 triệu đồng/ha.

Đặc biệt, giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá nên giảm tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chi phí đầu tư và công lao động.

 
 

 

giong-lua-tbr225-khang-bac-la-2.jpg

Mô hình trình diễn giống lúa TBR255 có gen kháng bạc lá tại HTX Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam vụ mùa 2020

 

Giống lúa Bắc Thơm 7 Kháng bạc lá


Giống mang gen kháng bệnh bạc lá xa5 để giống chống chịu bệnh bạc lá tốt hơn, giống chịu phèn, mặn khá tốt. Năng suất trung bình 50 - 55 tạ/ha. Chất lượng cơm ngon: Cơm trắng, mềm dẻo, vị đậm, có mùi thơm đặc trưng.
 
giong-lua-bac-thom-7-kbl-(2).jpg
Giống lúa Bắc Thơm 7 có gen Kháng Bạc lá Vụ mùa 2020 tại Thường Tín, Hà Nội

Trong Vụ mùa 2020, tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã phối hợp với ThaiBinh Seed tổ chức Hội nghị đầu bờ giống lúa Bắc Thơm 7 có gen kháng bạc lá với quy mô 0.5 ha. Kết quả cho năng suất 57 tạ/ha, đặc biệt chống chịu bệnh bạc lá tốt.

 

 

Giong-lua-Bac-thom-7-khang-bac-la.jpg

Giống lúa Bắc thơm 7 kháng bạc lá tại thôn Xuân Bình xã Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh, vụ mùa 2020


Xem thêm: Giống lúa Bắc Thơm 7 có gen Kháng Bạc lá

Với các thông tin cung cấp ThaiBinh Seed hy vọng đã giải đáp các thắc mắc của các bạn về bệnh bạc lá lúa, từ đó có các biện pháp gieo cấy chăm sóc phù hợp để ươm những mùa vàng bội thu.