Rầy nâu có thể gây hại ảnh hưởng đến 30% năng suất và chất lượng lúa. 3 cách đơn giản mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn yên tâm khi trị triệt để bệnh rầy nâu.
1. Rầy nâu là gì? Đặc điểm gây hại ra sao?
Rầy nâu là một loại côn trùng gây hại lúa phổ biến nhất, chích hút, truyền bệnh virus gây hại ở lúa. Rầy non và trưởng thành đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”.
Rầy nâu trưởng thành có hai dạng: Cánh dài (Hình 1A), cánh ngắn (Hình 1B). Rầy trưởng thành cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa và đẻ trứng trên các bẹ lá hoặc ở các gân lá. Trứng xếp hình nải chuối (Hình 1C). Rầy non tuổi 1 có màu trắng, các tuổi sau có màu vàng nâu (Hình 1D).
Rầy trưởng thành cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc trỗ bông. Trong điều kiện thay đổi về thời tiết, khí hậu, nguồn thức ăn, rầy phát triển dạng cánh dài và di chuyển, phát tán.
Vòng đời của rầy nâu
- Đặc điểm gây hại
+ Gây hại trực tiếp.
Rầy non (ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 5) và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa làm nghẽn mạch dẫn, khi mật số cao gây ra hiện tượng cháy rầy.
+ Gây hại gián tiếp.
Rầy nâu là môi giới truyền vi-rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa.
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do hai chủng vi rút gây ra (vi-rút lùn xoắn lá và vi-rút lùn lúa cỏ).
2. Ba biện pháp phòng trừ rầy nâu đem lại hiệu quả không ngờ
2.1. Biện pháp canh tác
- Sử dụng giống lúa chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng chống chịu tốt với rầy nâu như, TBR97, Đông A1, TBR89...
►Lưu ý: Không lấy lúa thịt làm lúa giống, nên xử lý hạt giống bằng chế phẩm chuyên dụng để tăng sức khoẻ cho hạt giống.
Giống lúa TBR97 có 2 gen kháng rầy nâu nên khả năng chống chịu rầy nâu rất tốt
- Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối giữa đạm, kali, lân, nên sử dụng phân bón NPK tổng hợp. Không bón quá thừa phân đạm (urê); tăng lượng phân lân và phân kali, silic để nâng sức chống chịu của lúa đối với rầy nâu.
- Không gieo cấy lúa liên tục, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20 - 30 ngày.
- Không gieo sạ quá dày.
- Duy trì mực nước phù hợp để hạn chế rầy nâu chích hút vào thân lúa.
- Sau khi thu hoạch tiến hành cày vùi gốc rạ, cày ải, phơi đất, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, không để lúa chét.
- Căn cứ vào khung thời vụ chung của địa phương và theo dõi bẫy đèn của từng vùng để xác định lịch gieo sạ cụ thể bảo đảm tập trung, đồng loạt và né rầy, những vùng không thể áp dụng biện pháp gieo sạ né rầy thì thực hiện kỹ thuật ôm nước.
2.2. Biện pháp sinh học
Các loại thiên địch giúp tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả
- Sử dụng “thiên địch”: Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của sâu rầy, được nông dân gọi bằng cái tên thân thiện “những người bạn của nông dân”. Sử dụng thiên địch như nhện ăn thịt, nhện lùn, bọ rùa, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, ong ký sinh trứng rầy, nấm gây bệnh cho rầy nâu ….sẽ giúp tiết kiệm được chi phí mà còn bảo vệ được môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Thả vịt vào ruộng: Ngoài ra, bà con nông dân có thể thả vịt vào ruộng lúa để vịt có thể tiêu diệt rầy cũng rất hiệu quả.
- Bẫy đèn: Rầy nâu trưởng thành thường có xu tính bắt ánh sáng mạnh (trừ rầy trưởng thành dạng ngắn), do đó đêm tối, lặng gió, trời bức rầy hoạt động mạnh, bay vào đèn nhiều (8-11h đêm).
Một mẫu máy bắt đèn rầy nâu do nông anh Nguyễn Hồng Bắc - trang trại sinh học VietGAP, Tân An Hội, Củ Chi, TP.HCM chế tạo
►Lưu ý: Các loại thiên địch dễ bị chết khi ta phun thuốc bảo vệ thực vật, nhiều khi thuốc chưa đủ để diệt trừ rầy nâu thì thiên địch đã bị tiêu diệt.
2.3. Biện pháp hóa học
- Giai đoạn lúa đầu vụ:
Nếu ruộng lúa đa số là rầy nhỏ tuổi, rầy non mới nở có thể dùng thuốc trị rầy nâu như Butyl 10WP (pha 20gram/bình 8 lít), Butyl 40WDG (pha 4gram thuốc/bình 8 lít), hoặc Butyl 400SC (pha 4ml thuốc cho bình 8 lít).
Nếu chủ yếu là Rầy trưởng thành hoặc có cả rầy non thì dùng thuốc Chess 50WG, pha 7,5g cho bình 16 lít.
BUTYL 10 WP là loại thuốc đặc trị rầy nâu trên lúa
- Giai đoạn lúa phát triển:
Nếu ruộng đa số là rầy trưởng thành hoặc có cả rầy trưởng thành và rầy non, thì dùng Dragon 585EC với liều lượng 15-20ml với bình 8 lít nước, rồi xịt 4-5 bình/ruộng.
Hoặc có thể pha thêm vào mỗi bình xịt 25-30ml dầu khoáng SK-Enspray 99EC để tăng hiệu quả trừ rầy.
Ngoài ra, có thể dùng Bascide 50EC, pha 20-30ml/bình 8 lít, phun 5-6 bình/ruộng hoặc Mipcide 50WP, pha 20gram/bình 8 lít, phun 4-5 bình/ruộng.
Ruộng bị rầy nâu hại lúa gây thiệt hại lớn
- Giai đoạn sau khi lúa trổ:
Mật độ rầy cao, gồm cả rầy non và rầy trưởng thành nên dùng Actara 25WDG pha 1g/bình 8 lít, phun 25-80g/ha, Amira 25WDG pha 1 gói 1g vào bình 8 lít nước,…
- Khi mật độ rầy cám 18 con/khóm cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt côn trùng nội hấp rất hữu hiệu. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Regen 800WP, Actara 25WG, Penalty Gold 40WP…
- Khi phát hiện rầy trên đồng ruộng thì phải phun thuốc trừ rầy nâu. Khi phun thuốc trừ rầy nâu hại lúa phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.- Phòng trừ bằng cách sử dụng luân phiên một số loại thuốc hóa học sau: Applaud 10WP, 25SC, Actara 20WG, Regent 800WG, Marshal 5G, 200SC, Butyl 10WP..
►Chú ý: Trước khi phun thuốc, nhất thiết phải rẽ lúa thành các băng rộng để phun. Phun thuốc vào phần thân, gốc cây lúa và giữ mực nước ruộng
3. Lưu ý quan trọng khi áp dụng tổng hợp biện pháp phòng trừ rầy nâu.
Ruộng bị rầy nâu ở mức lớn
- Nếu số lượng rầy nâu còn ít, gây hại không đáng kể thì bà con nông dân chỉ cần chăm sóc bình thường và tiếp tục điều tra theo dõi.
- Nếu số lượng rầy nâu ở mức trung bình: 3 con/khóm trở lên, thì cần xem xét số lượng thiên địch so với số rầy nâu:
+ Nếu thiên địch nhiều gấp rưỡi so với rầy nâu trở lên thì cần điều chỉnh các biện pháp canh tác nhằm thay đổi điều kiện thuận lợi tránh rầy nâu tiếp tục phát triển và tăng sức chống chịu, bồi bổ thêm cho cây lúa.
+ Trong trường hợp số lượng thiên địch ít hơn rầy nâu thì cần tiến hành phun phòng trừ ngay, tuy nhiên bà con nông dân nên chọn các loại thuốc trừ rầy ít gây hại cho thiên địch như Butyl 40 WDG , Actara 25 WG, Applaud 10WP, Butyl 10 WP, Chess 50 WG
- Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách:
+ Đúng thuốc: Theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, không pha trộn nhiều loại thuốc để phun/xịt.
+ Đúng nồng độ và liều lượng: Pha thuốc theo đúng nồng độ, liều lượng và phun/xịt đủ lượng nước thuốc theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
+ Đúng lúc: Phun/xịt thuốc khi rầy cám ở tuổi 1 – 3 chiếm đa số trong ruộng; thời gian phun/xịt thuốc tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Đúng cách: Phun/xịt trực tiếp vào gốc cây lúa. Trước khi phun/xịt thuốc nên cho nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên tăng khả năng thuốc tiếp xúc với rầy.
4. Ba giống lúa chống chịu rầy nâu tốt cho vụ mùa 2021
4.1. Giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn
BC15 có gen kháng đạo là giống lúa bản quyền của Tập đoàn ThaiBinh Seed. Không những kế thừa những ưu điểm vượt trội trước đó như đẻ nhánh khoẻ, tái sinh mạnh, năng suất cao, gạo ngon; giống BC15 có gen kháng đạo ôn còn tạo ra điểm nhấn khác biệt nhờ sở hữu gen kháng đạo ôn.
Các đại biểu tham quan giống lúa BC15 kháng đạo ôn tại HTX Việt Vân, xã Việt Thống (Quế Võ), Bắc Ninh
Trong vụ Mùa 2020, tỉnh Bắc Ninh đã gieo cấy khoảng 3.000 ha giống BC15 chuyển gen kháng đạo ôn, trong đó một số địa phương của huyện Quế Võ như: Việt Thống, Châu Phong, Phù Lương…gieo cấy 50% bằng giống lúa này.
Kết quả thực tế sản xuất cho thấy đây là giống lúa có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng gạo và chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu tốt. Đây cũng là giống lúa được ngành Nông nghiệp Bắc Ninh khuyến khích gieo cấy trong các vụ tiếp theo và đưa vào giống lúa được hỗ trợ mở rộng diện tích.
►Xem thêm thông tin chi tiết giống lúa BC15 có gen kháng đạo ôn tại đây
4.2. Giống lúa TBR97
Giống lúa thuần TBR97 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo. Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed là đơn vị độc quyền sản xuất, kinh doanh.
TBR97 có thời gian sinh trưởng ngắn: Ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân 120 - 125 ngày, vụ Mùa 100 - 105 ngày; Năng suất: Vụ ĐX, Xuân: 70 - 75 tạ/ha, nếu thâm canh cao có thể đạt 75 - 80 tạ/ha; Vụ HT, Mùa: 60 - 65 tạ/ha. Đặc biệt, giống lúa TBR97 có 2 gen kháng bệnh rầy nâu
Giống lúa TBR97 có khả năng chịu rét, cứng cây, chống chịu rầy nâu tốt
Tại xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội, vụ Mùa 2020, giống lúa TBR97 đã được trồng khảo nghiệm trên diện tích 30 ha.
Kết quả cho thấy lúa sinh trưởng phát triển tốt, không gặp sâu bệnh hại, không đạo ôn, không rầy nâu và "Cơm dẻo, vị đậm và có mùi thơm nhẹ. Đặc biệt, tỷ lệ xay xát gạo cao, lên đến 70%, thương lái thu mua giá cao từ 9.500 – 10.500 đồng/kg thóc."
►Xem thêm thông tin chi tiết giống lúa TBR97 tại đây
Theo bà Đặng Thị Thanh Hương, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín - Hà Nội, vụ Mùa 2020 là vụ thứ 3 huyện thực hiện khảo nghiệm giống TBR97. Qua theo dõi, đánh giá, TBR 97 chịu rét tốt, chống chịu bệnh đạo ôn, rầy nâu, có khả năng thích ứng với đồng đất và khí hậu ở địa phương.Trong vụ Mùa 2019, giống lúa TBR97 cho năng suất đạt 69,4 tạ/ha và vụ mùa đạt 65,3 tạ/ha".
4.3. Giống lúa TBR279:
Là giống lúa thuần do ThaiBinh Seed chọn tạo trong suốt hơn 15 năm, TBR279 có rất nhiều ưu điểm so với giống Bắc Thơm 7 truyền thống như: Năng suất cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn Bắc Thơm 7 từ 5-7 ngày, Chất lượng gạo ngon, Chống chịu sâu bệnh tốt hơn Bắc Thơm 7 ( bệnh bạc lá, đạo ôn, rầy nâu...).
Tại vụ Mùa 2019, Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc đã xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần TBR279 tại HTX Nhân Lý - xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc với quy mô trên 10 ha.
Kết quả cho thấy TBR279 chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất ước đạt 250-270kg/sào, gạo TBR279 cho giá trị cao hơn từ 1000 - 2000 đồng/kg so với các giống lúa chất lượng khác như Bắc Thơm 7 và dự kiến được lựa chọn làm sản phẩm để xây dựng thương hiệu gạo Phú Xuân.
►Xem thêm thông tin chi tiết giống lúa TBR279 tại đây
ThaiBinh Seed là đơn vị có 50 năm trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống lúa cây trồng của Việt Nam. ThaiBinh Seed đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu…. và có hơn 20 giống lúa phủ khắp 64 tỉnh thành. Đặc biệt, chúng tôi liên tục nghiên cứu các giống lúa chống chịu sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt.